I. NGHỊ ĐỊNH
1. Nghị định 70/2025/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số
123/2020/NĐ-CP ngày 19 tháng 10 năm 2020 của Chính phủ quy định về hóa
đơn, chứng từ.
Ngày 20/3/2025, Chính phủ ban hành Nghị định 70/2025/NĐ-CP sửa đổi,
bổ sung Nghị định 123/2020/NĐ-CP ngày 19/10/2020 quy định về thời điểm lập
hóa đơn đối với hàng hóa xuất khẩu, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 6
năm 2025.
– Sửa đổi, bổ sung khoản 1, khoản 2 Điều 9 Nghị định 123/2020/NĐ-CP
Thời điểm lập hóa đơn đối với bán hàng hóa (bao gồm cả bán tài sản công
và hàng dự trữ quốc gia) là thời điểm chuyển giao quyền sở hữu hoặc quyền sử
dụng hàng hóa cho người mua, không phân biệt đã thu tiền hay chưa.
Đối với xuất khẩu hàng hóa (bao gồm cả gia công xuất khẩu), thời điểm
lập hóa đơn thương mại điện tử, hóa đơn GTGT điện tử hoặc hóa đơn bán hàng
điện tử do người bán tự xác định, nhưng không quá ngày làm việc tiếp theo kể từ
ngày hàng hóa được thông quan.
Thời điểm lập hóa đơn đối với cung cấp dịch vụ là thời điểm hoàn thành
việc cung cấp dịch vụ (bao gồm cả cung cấp dịch vụ cho tổ chức, cá nhân nước
ngoài) không phân biệt đã thu được tiền hay chưa. Trường hợp người cung cấp
dịch vụ có thu tiền trước hoặc trong khi cung cấp dịch vụ thì thời điểm lập hóa
đơn là thời điểm thu tiền, ngoại trừ trường hợp thu tiền đặt cọc hoặc tạm ứng để
đảm bảo thực hiện hợp đồng cung cấp các dịch vụ như kế toán, kiểm toán, tư vấn
tài chính, thuế; thẩm định giá; khảo sát, thiết kế kỹ thuật; tư vấn giám sát; lập dự
án đầu tư xây dựng.
– Sửa đổi, bổ sung điểm a, e, l, m, n khoản 4 Điều 9 Nghị định 123/2020/NĐ-
CP
Các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ quy mô lớn, phát sinh thường xuyên
như viễn thông, truyền hình, logistics, thương mại điện tử… được phép lập hóa
đơn sau khi hoàn tất đối soát dữ liệu, nhưng không quá ngày 7 của tháng sau
tháng phát sinh giao dịch hoặc 7 ngày sau kỳ quy ước;
Trong hoạt động tìm kiếm thăm dò, khai thác và chế biến dầu thô, hóa đơn
bán dầu thô, condensate và các sản phẩm chế biến từ dầu sẽ được lập khi xác định2
giá bán chính thức, không phân biệt đã thu tiền hay chưa. Đối với khí thiên nhiên,
khí đồng hành, khí than vận chuyển qua đường ống, hóa đơn phải được lập chậm
nhất vào ngày cuối cùng của thời hạn kê khai thuế trong tháng phát sinh nghĩa vụ
thuế;
Trong hoạt động tài chính – tín dụng, thời điểm lập hóa đơn đối với khoản
vay được xác định theo kỳ hạn thu lãi trong hợp đồng tín dụng. Nếu đến kỳ hạn
nhưng chưa thu được lãi, hóa đơn chỉ được lập khi thực tế thu tiền. Riêng với hoạt
động đổi ngoại tệ, hóa đơn được lập ngay khi giao dịch hoàn tất;
Ngành vận tải hành khách bằng taxi có sử dụng phần mềm tính tiền phải
lập hóa đơn điện tử ngay khi kết thúc chuyến đi và đồng thời gửi dữ liệu hóa đơn
đến cơ quan thuế;
Với lĩnh vực y tế, các cơ sở khám chữa bệnh có hệ thống quản lý viện phí
điện tử sẽ lập hóa đơn tổng hợp vào cuối ngày nếu khách hàng không yêu cầu lấy
hóa đơn riêng. Nếu khách hàng có yêu cầu, hóa đơn sẽ được lập và giao ngay tại
thời điểm thanh toán. Đối với chi phí khám chữa bệnh được bảo hiểm y tế thanh
toán, hóa đơn sẽ được lập khi cơ quan bảo hiểm xã hội quyết toán chi phí.
II. CÔNG VĂN
1. Công văn 267/CT-CS ngày 24 tháng 3 năm 2025 về chính sách thuế GTGT
Trường hợp Công ty xuất khẩu sản phẩm nông sản chưa chế biến thành các
sản phẩm khác hoặc chỉ qua sơ chế thông thường cho doanh nghiệp nước ngoài,
có hợp đồng, tờ khai hải quan nhưng không có chứng từ thanh toán qua ngân hàng
và chứng từ liên quan khác thì không đủ điều kiện áp dụng thuế suất 0%, không
phải tính thuế GTGT đầu ra nhưng không được khấu trừ thuế GTGT đầu vào.
2. Công văn 279/CT-CS ngày 24 tháng 3 năm 2025 về chính sách thuế GTGT
Trường hợp Công ty có hàng hóa xuất khẩu, nếu đáp ứng điều kiện thuế
suất 0% theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều 9 Thông tư số 219/2013/TTBTC và điều kiện khấu trừ, hoàn thuế GTGT đầu vào tại Điều 15, Điều 16 Thông
tư số 219/2013/TT-BTC thì được áp dụng thuế suất 0% và được khấu trừ, hoàn
thuế GTGT đầu vào theo quy định